PHÒNG CHỐNG BỆNH LIÊN CẦU KHUẨNTIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG CHUỒNG TRẠI BẰNG GLUTAR
Mầm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn là do vi khuẩn Strepcoccus suis gây nên, hiện có 20 nhóm huyêt thanh và 25 serotype khác nhau. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh trên lợn đều thuộc type 1 và type 2. Type 1 gây bệnh ở lợn nhỏ hơn 8 tuần tuổi, type 2 gây bệnh ở lợn thịt, đặc trưng của bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hoá, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây xảy thai và gây chết đột tử ở lợn. Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người chăn nuôi và gây ảnh hưởng sức khỏe không nhỏ thậm chí là nguy hiểm đối với người có nguy cơ bị phơi nhiễm khi tiếp xúc với lợn bị mặc bệnh.
Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng. Lợn con có thể bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường máu.
Các biện pháp phòng, chống bệnh bằng áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, bằng hoá chất GLUTAR như sau:
- Phòng khi chưa có dịch: Pha loãng 1/400-500 (20-25ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt). 1 lít dung dịch pha phun cho 4-5 m vuông nền chuồng và phun lại sau từ 5-7 ngày
- Khi có dịch bệnh: Pha loãng 1/250-300 (33-40ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt). 1 lít dung dịch pha phun cho 2.5-3 m vuông nền chuồng và phun lại sau từ 3-5 ngày cho đến khi hết dịch
- Lưu ý: có thể phun trực tiếp vào chuồng trại hoặc phương tiện vận chuyển.