BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Nguyên nhân: Virus Aphthovirus (7 chủng loại: O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3)

Triệu chứng:

Thời gian ủ bệnh LMLM từ 5 đến 7 ngày. Gia súc có hiện tượng sốt cao trên 40 độ C. Ngoài ra, một số dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt là trạng thái lờ đờ, chán ăn, khô mũi, miệng chảy dãi và có mụn viêm ở lợi. Những nốt mụn này có nguy cơ lây lan và lở loét gây cảm giác đau đớn.

Loại bệnh thường gặp ở lợn này khiến gia súc bị long móng, đi lại khó chăn, khập khiễng. Nếu người chăn nuôi thấy lợn hay bị khuỵu hai chân xuống nền chuồng, thì phải ngay lập tức cách ly để xét nghiệm.

Lợn mắc lở mồm long móng di chuyển khó khăn
Lợn mắc lở mồm long móng di chuyển khó khăn

Cách phòng tránh:

Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự phát sinh của virus. Vì thế, chuồng trại cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Dung dịch Nano Bạc có tính khử trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, người chăn nuôi cần tuân theo những kiến thức phòng bệnh như:

  • Chọn giống lợn khỏe mạnh, không mang mầm bệnh
  • Không tiêu thụ “chui” lợn bệnh
  • Kiểm tra tình trạng lợn định kỳ
  • Cách ly triệt để lợn bệnh

Phương pháp điều trị:

Virus LMLM dễ bị ngăn chặn trong môi trường chuồng trại nóng, nước sôi (100 độ C) hoặc kiềm mạng (pH 9). Việc dọn dẹp phân chuồng cần được chú trọng vì đó là môi trường ẩn náu của virus.

Điều trị bệnh LMLM là khâu xử lý vết thương ở miệng và móng lợn. Người chăn nuôi có thể chữa miệng cho lợn bằng thuốc sát trùng nhẹ (chanh, khế chua). Nông dân dùng vải mỏng thấm các chất này và chà xát vào miệng heo. Đối với lợn bị long móng, nông dân sát trùng chân heo bằng nước muối. Thuốc sát trùng hút mủ giúp vùng da bị thương nhanh lên da non. Ngoài ra, việc băng bó bằng thuốc lào hoặc băng phiến giúp cách ly ruồi muỗi và vi khuẩn khác.

0
    0
    Giỏ hàng
    Your cart is empty